Search by category:
Blog

Gần gũi, thân quen, xa lạ. Cảm giác từ Làng lụa Vạn Phúc – Ngày ấy, bây giờ

Gần gũi, thân quen, xa lạ. Cảm giác từ Làng lụa Vạn Phúc – Ngày ấy, bây giờ

  • 14/05/2018

Làng lụa Hà Đông đã đi vào lòng người Việt qua những câu ca dao, tục ngữ. Là một trong những ngôi làng nổi tiếng với những thước lụa lâu đời bậc nhất Việt Nam, ngày nay làng lụa Vạn Phúc đang có nguy cơ dần bị mai một.

Bí kíp với Áo 2 dây lụa rành riêng cho quý cô
Sản phẩm Áo váy Lụa tơ tằm Hà Đông
Đôi chút tản mạn về lịch sử làng nghề dệt lụa Hà Đông
Áo lụa Hà Đông một làng nghề lâu đời
Địa chỉ bán vải may váy lụa tơ tắm đáng tin cậy
Lụa Hà Đông – Tương truyền, có rất nhiều sự tích xung quanh vị tổ sư của làng lụa. Tuy nhiên, câu chuyện mà con em Vạn Phúc vẫn truyền đến ngày nay là câu chuyện về bà Lã Thị Nga. Bà sống vào thế kỷ thứ 7, thứ 8 khi nước nhà bị đô hộ. Bà Lã Thị Nga, con một gia đình hào phú ở Cao Bằng, một lần theo chồng là Cao Biền đi kinh lý tới Ấp Vạn Bảo, thấy đất đai thơ mộng, bà xin ở lại ấp dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt cửi, mang lại nghề dệt lụa cho dân Vạn Phúc. Trong hậu cung của đình làng nơi thờ bà họ Lã hiện nay vẫn bày các thúng sơn, thước sơn, kéo bằng sắt, vạch bằng ngà là những đồ dùng của thợ may. Bà là thành hoàng làng Vạn Phúc. Dân làng vẫn lấy ngày sinh của bà là 10 tháng 8 âm và ngày mất là 25 tháng chạp để tế lễ và giỗ tổ.
Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình và cổ xưa, có một thời ngôi làng yên tĩnh này luôn rộn ràng tiếng nhịp nhàng của khung cửi. Đó là những thời mà lụa Hà Đông được chọn may trang phục cho triều đình, là những năm 1930 khi lụa Vạn Phúc được gọi là sản phẩm tinh xảo Đông Dương.

                                                        Vải lụa Hà Đông (Nguồn ảnh: internet)
Vẫn nhớ, lần đến Hà Đông cách đây vài năm, khi tôi vẫn còn là một cô sinh viên mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội, cái cảm giác choáng ngợp trước sự tập nập bán mua tại các cửa hiệu, bởi những màu sắc bắt mắt từ cấm tấm lụa và bởi âm thanh từ những khung cửi, từ tiếng thoi đưa rộn ràng, khoan thai, dìu dặt đã trở thành nhịp điệu cuộc sống nơi đây. Lần quay trở lại này, tôi không khỏi có cái cảm giác trống trải, có chút gì đó tiếc nuối bởi làng lụa ngày nay không còn tập nập như xưa. Cả một dãy phố với những cửa hàng dài nối tiếp nhau nhưng lượt người mua thì vô cùng thưa thớt, lâu lắm mới có một vài người khách lẻ hay một đoàn thăm quan ghé qua.

                                                                         Làng lụa đìu hiu
Tìm hiểu về vấn đề này, nhóm phóng viên chúng tôi được một chị bán hàng tên Thanh cho biết:  “Hàng hóa ế ẩm cũng do hàng Trung Quốc ồ ạt được nhập về, với chất lượng thấp lại bày bán chung với lụa thật nên người mua sợ mua nhầm hàng kém chất lượng. Mặt khác, nhờ giá cả rẻ hơn, màu sắc đa dạng hơn nên hàng lụa Trung Quốc cũng được nhiều người chọn mua hơn.”

 
Hiện nay lụa Vạn Phúc thông thường chia làm hai loại chính, loại cao cấp là sa tanh được làm từ 100% sợi tơ nguyên chất, có thể chập đôi, hoặc chập ba rồi se lấy sợi để dệt. Hoặc loại được pha với tỉ lệ 30%, 50%, 70% giữa tơ tự nhiên với sợi tổng hợp như cotton hay tơ nhân tạo (được làm từ sợi visco, polyester). Để có được loại lụa cao cấp phải qua rất nhiều công đoạn như: nuôi tằm, lấy kén, se tơ, quay tơ, dệt, phơi, nhuộm. Các bước này đều phải làm bằng thủ công, vất vả và vô cùng khó khăn. Còn lụa pha thì chất lượng lại không khác lụa Trung Quốc là bao mà giá thành lại đắt hơn nên rất khó cạnh tranh.
Khó khăn chồng chất khó khăn, lụa làm ra không bán được cùng với việc Hà Đông lên “phố”, người dân ở đây đã dần không còn tha thiết với nghề. Bởi lẽ, làm lụa thì vất vả mà hiệu quả kinh tế đưa lại thì chẳng là bao. Nếu cứ nhìn vào những con số vài trăm nghìn đồng hoặc vài triệu đồng mà khách hàng bỏ ra để mua một tấm lụa “xịn” thì người ta nghĩ rằng người làm lụa chắc hẳn giàu lắm, nhưng ít ai biết rằng để làm ra được những tấm lụa ấy, công sức, thời gian và chi phí mà người con làng lụa bỏ ra cũng hoàn toàn không ít hơn là bao. Chẳng những thế, với tiến trình công nghiệp hóa ngày một nhanh, những vùng đất trồng dâu nuôi tằm xưa đã không còn nhiều, để có nguyên liệu dệt lụa người ta phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc với giá cả cao, chất lượng lại không ổn định. Rồi còn chuyện mẫu mã hoa văn, ở Vạn Phúc đang xảy ra tình trạng  rất bất cập, có những hộ nghĩ ra mẫu hoa văn rất đẹp nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, không có khả năng sản xuất quy mô lớn nên để xảy ra tình trạng, mẫu của mình vừa làm ra đã bị nhà khác “ăn cắp” sản xuất với số lượng lớn.
Làng lụa Hà Đông đang có nguy cơ bị mai một. Những người thật sự muốn khôi phục làng nghề thì đã bước vào độ tuổi xưa nay hiếm. Chia sẻ với chúng tôi Cụ Nguyễn Hữu Chỉnh, một trong những nghệ nhân cao tuổi có tâm huyết với nghề cho biết: Là người gắn bó với mảnh đất quê lụa gần 80 năm nay, rồi cùng gắn bó với lụa qua những thăng trầm trong cuộc sống, đến giờ đây nhìn làng lụa đang ngày càng mai một tôi cũng thấy đau lòng lắm.” Và Cụ cũng hy vong Chính phủ và các cấp lãnh đạo có liên quan sẽ có những chính sách cụ thể nhằm khôi phục một trong những làng nghề truyền thống còn xót lại không chỉ của Hà Đông mà của cả Việt Nam.
Lời khuyên khi chọn lụa: Hiện nay, trên thị trường tràn ngập những lụa kém chất lượng từ Trung Quốc nếu dùng bằng mắt thường rất khó phân biệt. Chị Vân, nhân viên bán hàng tại Hoàng Anh Silk cho biết, để phân biệt giữa lụa dởm và lụa xịn chỉ có thể dùng phương pháp đốt. Nếu khi đốt lụa mà có mùi khét như khi đốt tóc thì đó là lụa thật, ngược lại nếu không có mùi khét ấy thì là lụa loại 2, loại 3 hoặc lụa Trung Quốc.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn luahadong.com.vn.
Copyright © 2022 - 2024 | luahadong.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status